Banner trang tin tức

Năm 2019: BĐS vẫn là kênh đầu tư hấp dẫn

Nhu cầu về BĐS như hạ tầng, nhà ở, trung tâm thương mại, nghỉ dưỡng... vẫn còn rất lớn, quá trình đô thị hóa cũng đang diễn ra với tốc độ cao, dân số đô thị tăng nhanh, vì vậy BĐS vẫn là kênh đầu tư hấp dẫn trong năm tới.

Không lo khủng hoảng

Đó là một trong những vấn đề các nhà đầu tư BĐS yên tâm. Theo phân tích của các chuyên gia, nhìn từ nhiều góc độ, sự phát triển của thị trường vẫn nằm trong giới hạn bình thường, sẽ không có khủng hoảng theo chu kỳ 10 năm lặp lại.

Các thành viên tham gia thị trường, từ nhà phát triển dự án đến nhà môi giới và khách hàng đều chuyên nghiệp hơn, các dự án được phát triển bài bản hơn. Chẳng hạn, với Hưng Thịnh, chiến lược phát triển các dự án bao giờ cũng chủ động về nguồn vốn và vẫn chú trọng vào phân khúc trung bình, đảm bảo cho nhà đầu tư, cho khách hàng có cơ hội tiếp cận và sở hữu nhà dễ dàng.

“Khủng hoảng cục bộ ở phân khúc đất nền, đặc biệt là với đất nền mang yếu tố đầu cơ, chưa đảm bảo các yếu tố về hạ tầng dịch vụ, hạ tầng xã hội là có như sốt cục bộ ở các đặc khu, các địa phương giá đất nền tăng sốt. Tuy nhiên, cũng không quá lo lắng khi chính sách kiểm soát được thực hiện kịp thời, tỷ lệ cho vay đối với bất động sản cũng ở mức vừa phải nên áp lực trả nợ ngân hàng, bán không ai mua... dẫn đến thị trường đi xuống là không có”, ông Tựu cho hay và nhận xét thêm, thời điểm này chính sách điều hành kinh tế vĩ mô ổn định, thận trọng đã tạo điều kiện cho ngành BĐS phát triển bền vững hơn.

Thị trường đang còn nhiều dư địa để phát triển

Hiện tại, thị trường đang bị thiếu hụt nguồn cung về nhà ở. Theo đánh giá của Hiệp hội BĐS TP. HCM (HoREA), nguồn cung của thị trường BĐS TP. HCM từ đầu năm 2018 đến nay đang có dấu hiệu sụt giảm rõ rệt so với cùng kỳ năm 2017, đặc biệt là nguồn cung căn hộ bình dân (giá rẻ, vừa túi tiền) lao dốc mạnh nhất, tỷ lệ sụt giảm gần 70%. Để cân bằng cung- cầu, theo GS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường: Việc phát triển các dự án nhà ở xã hội để đáp ứng đủ nhu cầu thị trường không ngân sách nào chịu nổi. Vì vậy, phải chuyển sang nhà ở thương mại giá rẻ, nên khuyến khích phân khúc này.

“Nhà nước hỗ trợ nhà ở thương mại bằng chính sách như giảm thuế, hỗ trợ thủ tục hành chính... nhờ đó thu hút doanh nghiệp đầu tư nhiều hơn vào phân khúc này, giúp người nghèo thu nhập thấp mua được nhà giá rẻ”, GS Võ nói.

HoREA cũng khuyến nghị, các doanh nghiệp cần quan tâm phân khúc thị trường nhà ở vừa và nhỏ (1-2 phòng ngủ), có giá bán vừa túi tiền. Dòng sản phẩm này thị trường luôn có nhu cầu và thanh khoản vì vậy thường duy trì ở mức cao nên không lo ứ đọng vốn và luôn đạt tỷ suất sinh lời ổn định. Không những về nhà ở, mà hạ tầng khu công nghiệp, trung tâm thương mại, BĐS nghỉ dưỡng…nhu cầu cũng còn rất lớn.

GS Võ nhận định, năm 2019 thị trường BĐS tốt hơn rất nhiều, trong đó BĐS nghỉ dưỡng tăng bao nhiêu cũng không đủ, không cần lo bong bóng hay thừa cung, dư địa còn rất nhiều. Đối với BĐS công nghiệp, HoREA nhận định sẽ phát triển mạnh trong năm 2019 do xu thế nhà đầu tư dịch chuyển sản xuất vào nước ta, kéo theo nhu cầu văn phòng cho thuê, căn hộ cho thuê.

Để phát triển thị trường BĐS sinh động, bền vững, ngăn ngừa diễn biến phức tạp hoặc đổ vỡ, theo nhiều chuyên gia nghiên cứu quản lý kinh tế, rất cần sự đồng thuận của ba yếu tố: Nhà nước, thị trường và xã hội. Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 - 2025 và định hướng 2030, thể hiện sự chú trọng phát triển thành phố thông minh cũng như phát triển bền vững thị trường BĐS.

 
Tin liên quan
ĐỐI TÁC
Copyright ©2017
   Designed by VinaDesign