Hạ tầng hoàn thiện
Thống kê những năm gần đây, lượng khách tới Bình Định, đặc biệt là Quy Nhơn tăng trưởng mạnh. Trong năm 2017, tỉnh đã đón khoảng 3,7 triệu lượt khách, doanh thu từ du lịch tăng hơn 42% so với cùng kỳ năm trước. Mục tiêu đến 2020 tỉnh Bình Định sẽ thu hút khoảng 5,5 triệu lượt khách du lịch (tương đương với Đà Nẵng hiện nay) với doanh thu khoảng 10.000 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng 25%/năm.
Bên cạnh đó trong 2018, nhiều dự án hạ tầng giao thông tiếp tục triển khai, bao gồm tuyến đường Ngô Mây nối dài; đường từ ngã ba Ông Thọ đến Quốc lộ 1D; tuyến đường trục Khu Kinh tế nối dài, liên kết hai khu vực phát triển kinh tế trọng điểm của Tỉnh là Phú Cát và An Nhơn. Chính những yếu tố tăng trưởng về du lịch, hạ tầng biến Bình Định thành một trong những thị trường đầu tư BĐS tiềm năng nhất cả nước trong thời gian qua.
Ông Nguyễn Văn Đính – Tổng Thư ký Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho rằng, chính chủ trương tạo điều kiện môi trường đầu tư thông thoáng, minh bạch, chính sách cởi mở giúp các đại gia địa ốc “đổ bộ” vào thị trường bất động sản Bình Định. Theo ông các tuyến đường ven biển sẽ tiếp tục tăng mạnh. Những khu vực này với lợi thế ven biển, thuận lợi cho việc kinh doanh du lịch nên các nhà đầu tư, các tập đoàn lớn sẽ mua để đầu tư, các dự án nhà ở, khu đô thị hoàn chỉnh cũng vì thế được hưởng lợi.
Dịch chuyển về phía Bắc Bình Định
Huyện Hoài Nhơn là cửa ngõ phía bắc tỉnh Bình Định, cách thành phố Quy Nhơn 90 km. Hoài Nhơn so với nhiều địa danh nổi tiếng khác của Bình Định không phải là điểm đến du lịch hấp dẫn nhưng mang trong mình một nét đẹp vừa mộc mạc, hiền hòa đặc trưng thôn quê lẫn hùng vĩ của tự nhiên hoang dã. Địa hình Hoài Nhơn đa dạng, phong phú bao gồm cả rừng, núi, ruộng, vườn, sông, suối, hồ, biển.
Hoài Nhơn có 17 xã thị trấn, hai thị trấn có tên lần lượt là Bồng Sơn và Tam Quan, các xã gồm Hoài Sơn, Tam Quan Nam, Tam Quan Bắc, Hoài Châu, Hoài Thanh Tây, Hoài Hương, Hoài Tân, Hoài Hải, Hoài Xuân, Hoài Châu Bắc, Hoài Phú, Hoài Hảo, Hoài Thanh, Hoài Mỹ và Hoài Đức. Cụ thể, phía Bắc giáp với huyện Đức Phổ tỉnh Quảng Ngãi; phía nam giáp với huyện Phù Mỹ tỉnh Bình Định; phía tây giáp với 2 huyện Hoài Ân và An Lão; phía đông giáp biển Đông.
Đáng chú nhất phải kể đến thị trấn Tam Quan. Tam Quan chính thức trở thành thị trấn từ năm 1998. Từ đó đến nay, kinh tế Tam Quan đã có sự phát triển đáng kể, đời sống nhân dân từng bước được nâng cao, bộ mặt đô thị thay đổi từng ngày. Thị trấn Tam Quan ngày càng khẳng định vị thế của đô thị trung tâm ở phía Bắc huyện.
Một trong những mục tiêu quan trọng của thị trấn Tam Quan là phát huy tiềm năng lợi thế, huy động mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế, tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - thương mại dịch vụ. Cơ cấu kinh tế của thị trấn đã duy trì sự chuyển dịch đúng hướng, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - thương mại dịch vụ.
Đi đôi với tăng trưởng kinh tế, Tam Quan đã phát triển bề thế về cơ sở hạ tầng. Các tuyến đường hoàn thành đưa vào sử dụng đã góp phần giảm tải cho quốc lộ 1A. Hai bên đường, nhiều cửa hàng, cửa hiệu mọc lên ngày thêm dày, các hoạt động thương mại dịch vụ cũng diễn ra nhộn nhịp.
Qua khảo sát thị trường địa ốc TP Đà Nẵng một tháng gần đây, các chủ đầu tư tại đây ...