Thị xã Điện Bàn ghi dấu trên bản đồ miền Trung
Với tốc độ phát triển không ngừng dựa trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của huyện thời gian qua, Điện Bàn đã phát huy được các lợi thế so sánh về tiềm năng, thế mạnh của mình để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng đô thị đạt được nhiều thành tựu quan trọng để đưa thị trấn Vĩnh Điện mở rộng đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV.
Từ một huyện nghèo quanh năm sống bằng nghề chài lưới và các làng nghề thủ công, Điện Bàn ngày nay đã được quy hoạch như một trung tâm kinh tế tổng hợp công nghiệp - thương mại - dịch vụ - văn hóa và du lịch của vùng Bắc Quảng Nam. Điện Bàn trở thành không gian đô thị hiện đại với chức năng của một trung tâm kinh tế tổng hợp của tỉnh. Chính quyền tỉnh đã ưu tiên xây dựng các công trình công cộng và đầu tư cơ sở hạ tầng nhằm phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của người dân trong khu vực. Điển hình như khu vực Vĩnh Điện – Điện An (thị xã Điện Bàn) đã hình thành hệ thống tiện ích như trường THCS Phan Châu Trinh, THPT Nguyễn Duy Hiệu, bệnh viện Đa Khoa Quảng Nam, công viên Điện Bàn, trung tâm mua sắm Coopmar, chợ Vĩnh Điện…
Khu phố chợ Vĩnh Điện - ngọn đèn nhỏ tỏa sáng lớn
Vĩnh Điện nằm trên tuyến giao lưu huyết mạch Bắc - Nam theo quốc lộ 1A, nối thông Quảng Nam ra Đà Nẵng. Thêm nữa, đó là điểm giữa, nối hai Di sản thế giới Hội An - Mỹ Sơn, về Khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc và theo tỉnh lộ 609 lên Đại Lộc, Nam Giang, đường Trường Sơn… Vị trí quan yếu khác, Vĩnh Điện soi mình bên dòng sông Vĩnh Điện, con đường thủy mà vua Minh Mạng từng phải đốc thúc nhiều lần để khai long mạch nối dòng Thu Bồn ra cửa Hàn.
Đã qua rồi cái thời chợ chật, phố đông, giao thông lộn xộn. Vĩnh Điện hướng mình phát triển khu công nghiệp, khu đô thị, trở thành huyện có giá trị sản xuất công nghiệp cao nhất tỉnh. Song song với xây dựng trung tâm hành chính của huyện lỵ, chỉnh trang mở rộng Vĩnh Điện, biến nơi đây thành đầu mối chính trị - kinh tế - văn hóa. Vành đai phía đông Vĩnh Điện, mở ra cả trung tâm thành tỉnh xưa, nối đường tránh Vĩnh Điện, quy hoạch và sắp xếp lại dân cư, đầu tư hạ tầng y tế, giáo dục, viễn thông, ngân hàng…
Dự án “Khu phố chợ Vĩnh Điện” ra đời là một “cú lấy đà” thật mạnh. Có phố và có chợ, đó là hai hợp phần trọng yếu của dự án. Phố - chợ là sự nối kết trong một không gian chung, từ sinh hoạt của dân cư đến giao thương kinh tế, đầu mối dịch vụ, mua - bán, trao đổi hàng hóa… Những khu phố ra phố, hiện đại và tiện nghi với nhiều hệ thống dịch vụ
"Khu phố chợ Vĩnh Điện" là sẽ ôm được một vòng cung từ sông Vĩnh Điện, Giáp Ba, đến các giao lộ quan trọng (giữa quốc lộ 1A và ĐT 609), cùng các mối liên hệ trực tiếp và liên hệ vùng. Về không gian trong quy hoạch xây dựng phát triển về hướng bắc, hợp thành chỉnh thể Vĩnh Điện đã và đang mở rộng về phía đông, phía nam. Và qua đó, khu phố chợ này sẽ có liên hệ với bến xe Bắc Quảng Nam đã xây dựng cơ bản, cũng như trở thành chợ đầu mối cho trục thông suốt giữa 2 đô thị lớn là Đà Nẵng và Hội An.
Việc phát triển khu phố chợ ngoài mục tiêu từng bước thực hiện theo quy hoạch xây dựng đã duyệt còn có mục tiêu dời chợ Vĩnh Điện đang hoạt động với diện tích không đạt chuẩn, kết cấu công trình đã xuống cấp, không đảm bảo an toàn, hệ thống giao thông, cấp điện, nước thấp kém, chật hẹp, dễ gây nguy cơ hỏa hoạn... Như vậy hệ thống kiến trúc chợ mới với các hạng mục đầy đủ cho cấp chợ huyện là tiền đề để xác lập tính chất thương mại của khu phố. Điểm thú vị hơn là khi khu phố kết hợp các cảnh quan khu chợ và phố chợ; khu ở kết hợp dịch vụ; khu vực kết hợp các công trình công cộng thiết yếu của đơn vị tương đương khu phố; cùng hệ thống cây xanh, các công trình thể dục thể thao cộng đồng… khu phố chợ mới sẽ là điểm nhấn để Vĩnh Điện trở thành một trung tâm thương mại dịch vụ, bên cạnh trung tâm chính trị - hành chính - văn hóa…
Điểm đáng được cộng điểm ở đây khi dự án luôn đặt mục tiêu an toàn vệ sinh môi trường lên hàng đầu, Dự án có một hệ thống xử lý và phân loại chất thải, nước thải, hệ thống thoát nước ra sông Vĩnh Điện, yêu cầu chất lượng nước thải cho phép xả ra nguồn loại B (theo TCVN 5945- 1995) nhằm duy trì được sức sống cho khu phố chợ. Với một quy mô như thế, một công trình hiện đại, tầm vóc còn ở mức đầu tư cả dự án lên đến gần… 150 tỷ đồng. Quả là công trình đáp ứng được mơ ước của người dân xứ Quảng
Thị xã Điện Bàn từ lâu đã được giới chuyên môn đánh giá là khu vực trọng điểm phát triển kinh tế khu vực nhờ khai thác những ưu thế tự nhiên vốn có, nay đã dần tiến hóa trở thành khu đô thị mới năng động, có bản sắc riêng.
Qua khảo sát thị trường địa ốc TP Đà Nẵng một tháng gần đây, các chủ đầu tư tại đây ...