Thị trường bất động sản chứng kiến những cú đổi dòng bất ngờ của luồng tiền đầu tư. Tiền liên tục được bơm rồi rút khỏi các cơn sốt đất ở TP HCM, Đà Nẵng, Phú Quốc, Vân Đồn… Nhưng phân khúc nghỉ dưỡng vẫn duy trì hấp lực đáng kể đối với giới đầu tư, bởi khả năng khai thác sinh lợi hiện hữu và tiềm năng tăng trưởng giá trị trong dài hạn. Khả năng khai thác sinh lợi của phân khúc nghỉ dưỡng được thể hiện rõ nét qua báo cáo của Tổng cục Du lịch khi 5 tháng qua, lượng du khách đến Việt Nam tiếp tục duy trì đà tăng trưởng ấn tượng với 7,2 triệu lượt khách quốc tế, tăng 8,8% so với cùng kỳ; doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống ước đạt 236 nghìn tỷ đồng, tăng 9,2%; doanh thu du lịch lữ hành ước đạt 18,4 nghìn tỷ đồng, tăng 12,4%… Tăng trưởng của ngành du lịch dường như là không ngừng trong suốt các năm qua và đem lại lợi nhuận lớn cho các nhà khai thác, đặc biệt là với chủ dự án bất động sản nghỉ dưỡng.
Sự bền vững về giá trị của bất động sản nghỉ dưỡng còn được hỗ trợ bởi các ưu đãi đi kèm về quyền được lưu trú hàng năm, cam kết lợi nhuận và phân chia lợi nhuận sau thời hạn cam kết… Chẳng hạn như Đà Nẵng, thời gian qua có một số nhận định cho rằng thị trường đã đạt đến độ bão hòa, thậm chí xuất hiện tình trạng dư cung. Tuy nhiên, đây chỉ là cái nhìn rất hẹp, bởi trên thực tế sự tăng trưởng của lượt khách du lịch đã vượt quá khả năng đáp ứng hiện thời của cơ sở lưu trú, chưa nói đến về dài hạn Trung ương đã xác quyết cho Đà Nẵng trở thành thành phố du lịch và cảng biển – điều sẽ làm tăng vọt số du khách đến thành phố này.
Mặt khác, cũng cần nhìn nhận rõ: dư cung là dư ở phân khúc nào. Đối với sản phẩm hạng thấp, có thể nói nguồn cung là cực kỳ dồi dào và có thể dư cung, nhưng với sản phẩm cao cấp, sang trọng, nguồn cung là rất ít và chưa khi nào đáp ứng đủ cầu. Một sản phẩm hội tụ đủ cả các yếu tố: cao cấp, vị trí đẹp, đơn vị vận hành danh tiếng, chương trình cho thuê lại hấp dẫn… lại càng hiếm hoi. Mấu chốt trong đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng là dự án. Dự án tốt thì có thể “miễn nhiễm” với sự chững lại của thị trường trong ngắn hạn, thậm chí trong trung hạn, dự án tốt vẫn sinh lời ngay cả lúc thị trường chung đi xuống.
Một dự án, khả năng sinh lời tập trung vào hai yếu tố: vị trí và đơn vị vận hành. Vị trí đẹp quyết định đến khả năng tiếp cận và thu hút khách du lịch, đơn vị vận hành uy tín quyết định đến sự hài lòng của khách hàng và mức phí dịch vụ. Trong hai yếu tố trên, vị trí là điều kiện cần nhưng đơn vị vận hành mới là yếu tố quyết định, bởi bất động sản nghỉ dưỡng không chỉ bán một nơi ở mà là bán sự trải nghiệm. Chính vì lẽ đó, các dự án đẳng cấp luôn do một thương hiệu hàng đầu thế giới tiếp quản vận hành. Điển hình dự án Wyndham Soleil của PPC An Thịnh do Wyndham Hotel Group đứng ra vận hành. Đây là một “siêu dự án” với 4 toà nhà (3 tòa condotel, 1 tòa hotel) cao từ 50 đến 57 tầng, gồm 3.849 căn hộ. Không chỉ nổi bật là dự án cao nhất Đà Nẵng và sở hữu vị trí cực kỳ đắc địa (ngã ba Phạm Văn Đồng – Võ Nguyên Giáp, nhìn ra bãi biển Mỹ Khê), Wyndham Soleil còn được đánh giá cao vì độ “thật”.
Mức độ “thật” thể hiện ở chỗ chủ đầu tư sẵn sàng hoàn thiện tới 13 căn hộ mẫu tại dự án. Mỗi căn hộ mẫu là một vị trí giống như tại căn hộ thật để khách hàng có thể cảm nhận được view thực tế, cách bố trí nội thất và hình dung rõ nét nhất về căn hộ của họ trong tương lai.
Bên cạnh đó, việc lựa chọn Wyndham Hotel Group làm đơn vị vận hành cũng được xem là bước đi chiến lược nhằm nâng cao mức độ “thật” và giá trị cho dự án, bởi đây là tập đoàn có nguồn gốc từ phố Wall nổi tiếng. Cách Wyndham vận hành toàn bộ hệ thống của mình luôn đặt trải nghiệm của khách hàng lên hàng đầu. Một sự sang trọng tinh tế nhưng không hề xa hoa tốn kém.
Xét đến cùng, giá trị của một dự án nghỉ dưỡng không nằm ở cơ sở vật chất của nó. Giá trị trường tồn, bền vững của công trình là giá trị phi vật chất, đó chính là dịch vụ, là con người. Và với việc lựa chọn Wyndham làm đơn vị vận hành, PPC An Thịnh đã làm được điều đó cho Wyndham Soleil Đà Nẵng.
Qua khảo sát thị trường địa ốc TP Đà Nẵng một tháng gần đây, các chủ đầu tư tại đây ...